Trong văn hóa nghi lễ của người miền Trung, bánh thuẫn – biểu tượng của mùa xuân, bánh thuẫn còn là một phần không thể thiếu trong những ngày Tết. Vào những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường quê nào ở miền Trung, thực khách đều ngửi thấy mùi hương thơm phức của món bánh này.
Bánh thuẫn giống bánh bông lan nhưng khô và bở hơn. Khi ăn, có vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi, thoang thoảng mùi thơm khó cưỡng của trứng. Bánh thuẫn truyền thống có 5 cánh như hoa mai. Đây là biểu tượng cho một năm mới vui vẻ và sung túc.
Nguyên liệu làm bánh thuẫn Huế
– Khuôn bánh- 5 quả trứng vị- 200g bột mì- 500g bột năng- 2 ống vani- 200g đường
Cách làm bánh thuẫn Huế
– Trộn đều bột mì và bột năng vào một cái tô lớn. Sau đó đập 5 quả trứng vào tô, và cho đường vào. Dùng đũa đánh đều cho các nguyên liệu hòa quyện đều vào nhau, đánh cho đến khi nguyên liệu có màu vàng nhạt, trứng đã tơi. Nếu nhà bạn có trang bị sẵn máy đánh trứng thì nên dùng máy đánh trứng để nguyên liệu được trộn đều hơn nhé.- Rửa sạch khuôn bánh, sau đó bắt lên bếp than, đợi khuôn thật khô, sau đó quyét vào vào ô bánh của khuôn một lớp dầu. Đặt khuôn lên lò cho lượng dầu vừa quyét lên khô hẳn, sau đó dùng khăn sạch lau đi lớp dầu này. Quá trình quét dầu này có tác dụng làm bánh không bị dính vào khuôn, tuy nhiên cần lưu ý phải lau thật sạch dầu, nếu lớp dầu còn dính lại khuôn có thể làm cho bánh bị rộp, nhão, róc bánh ..
– Khi khuôn sạch dầu và nóng, dùng thìa đổ nguyên liệu vào từng ô trong khuôn, sau đó rắt vani lên từng mặt bánh. Sau đó đập nắp khuôn lại, bỏ vài cục than đỏ hồng lên nắp khuôn sẽ làm bánh chín nở đều và thơm ngon hơn. Nếu gia đình bạn không có bếp than, bạn vẫn có thể làm bánh thuẩn trên bếp ga hoặc lò nướng. Đối với nướng than thì để khoảng 5 phút, còn nướng ga nên để từ 10-15 phút nhé.- Khi bánh chín, bắt khuôn xuống và dùng dao nhọn hoặc muỗng lấy bánh ra. Bánh sẽ rất ngon nếu ăn ngay khi còn nóng, bạn vẫn có thể đợi bánh nguội, đựng trong những lọ thủy tinh để được sử dụng lâu hơn.- Nhiều gia đình thích ăn bánh thuẫn nướng có thể làm như sau: bánh thuẫn sau khi chín, đợi nguội sau đó xếp lên vỉ inox, nướng qua trên lửa nhỏ hoặc có thể sử dụng lò sấy. Nướng cho đến khi bánh chuyển sang màu vàng đậm nhìn đẹp mắt thì lấy xuống. Đối với bánh nướng thì ăn giòn hơn, có màu vàng đẹp hơn và bảo quản sử dụng được lâu hơn.
Nguyên liệu làm nên bánh Thuẫn là bột mì, bột bình tinh, trứng gà và một ít vani… tuỳ sở thích của mỗi nhà và định lượng khác nhau. Cứ mỗi độ xuân về, nhà nhà đổ bánh Thuẫn… không khí se lạnh mà thưởng thức bánh Thuẫn nóng vừa mới ra lò thì đúng là những kỷ niệm không bao giờ quên. Giữa cuộc sống bộn bề, thị trường có quá nhiều loại thức bánh… nhưng mỗi nhà vẫn nhắn nhủ nhau, gắng đổ ít bánh Thuẫn cho có mùi tết !!!