Bánh bông lan là loại bánh xốp, mềm, dễ ăn nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cách làm cũng đơn giản khiến cho giới trẻ ngày càng ưa chuộng loại bánh này nhiều hơn. Có nhiều trường hợp các bạn tập làm bánh bông lan và bánh bị tanh mùi trứng, nhiều bạn không biết xử lý ra sao. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm bánh bông lan không bị tanh mùi trứng.
Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
Bột mì 45 gr Trứng gà 3 quả Trứng gà 3 quả Dầu ăn 40 gr Đường trắng 40 gr Muối 1/4 muỗng cà phê Tinh chất vani 1 muỗng cà phê Sữa tươi không đường 30 ml
Phần 2: Cách làm
Bước 1: Đầu tiên bạn cần tách lòng trắng trứng và lỏng đỏ ra vì khi đánh lòng trắng và lòng đỏ chung thì trứng sẽ không bông lên được. Trước khi đánh bạn cần hâm nóng một ít dầu ăn
Bước 2: Cho bột mì dầu ăn, tiếp đến bạn để lòng đỏ trứng cùng với sữa và vani vào sau đó khuấy đều hỗn hợp trên.
Bước 3: Bạn cần tiếp tục đánh đều hỗn hợp trên cho tan hết và bạn nướng trong vòng 30 phút cho đến khi bánh nở lên. Trường hợp nếu bạn không có lò nướng thì bạn cứ cho hỗn hợp trên vào nồi cơm điện và cũng chờ 30-45 phút cho đến khi hỗn hợp trên nở ra thì bạn đã hoàn thành.
Bước 4: Khi bánh chín bạn cần nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khuôn vì bánh chưa nguội nên bánh sẽ rất mềm bạn cần phải cẩn thận bước này.
Thế là bạn có một chiếc bánh bông lan thơm ngon và đặc biệt là bánh bông lan không có mùi tanh của trứng nữa.
Những trường hợp hay gặp khi làm bánh bông lan
1. Lòng trắng trứng đánh không bông??? Đánh bao lâu mới bông? – Thố đánh và que đánh phải sạch không dính dơ hoặc chất béo (dầu, bơ, lòng đỏ trứng…) – Lòng trắng trứng phải sạch, ko lẫn lòng đỏ trứng, nếu có lẫn thì không dùng được nhé. – Thời gian đánh trứng bông hoàn toàn không có con số cụ thể vì còn tùy vào chất lượng trứng mới, trứng cũ, lượng trứng nhiều hay ít …
2. Bánh trong lúc nướng nở đẹp nhưng khi lấy ra bị xẹp lõm mặt hoặc thành bánh bị co lại như eo đồng hồ cát Nguyên nhân: Bánh chưa chín hoàn toàn, phần lõi còn ướt nên kéo bánh co lại. Cách khắc phục: – Kiểm tra lại nhiệt độ của lò nướng xem đã chính xác chưa, nên dùng nhiệt kế lò hoặc có thể tự điều chỉnh thêm hoặc giảm bớt nhiệt độ sau mỗi lần nướng bánh. – Nếu nhiệt độ chính xác thì có thể nướng thêm 10-15′ để bánh chín hoàn toàn vì còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: thanh nhiệt trên và dưới truyền nhiệt không đều, cái cao cái thấp, hoặc do lò nướng tản nhiệt không đều. – Cách tốt nhất là nướng bánh đến khi mặt bánh vàng như màu mật ong, thành bánh hơi róc nhẹ khỏi khuôn. Làm theo cách này bánh gần như không bị sống, tuy nhiên sẽ hơi khô chút vì đây là cách làm an toàn nhất. Sau đó các bạn ghi lại thời gian và nhiệt độ, lần sau nướng sẽ giảm thời gian lại 1 chút để bánh chín hoàn hảo không bị khô nhé.
3. Bánh lúc nướng bị nứt, rách mặt bánh hoặc mặt bánh bị cháy Nguyên nhân: nhiệt độ quá nóng. Nhiệt độ cao, khiến cho bánh nở nhanh mà chưa kịp định hình nên mặt bánh không vững và rách ra. Cách khắc phục: – Kiểm tra lại nhiệt độ của lò xem đã chính xác chưa. – Đối với những lò nhỏ thì thường là do mặt bánh gần với thanh nhiệt trên của lò nướng. Các bạn có thể để khay nướng thấp xuống. Trước đây mình dùng lò 21L thì mình để ở rãnh thấp nhất của lò nướng. – Ngoài ra thì còn có thể là do thanh nhiệt trên truyền nhiệt cao hơn thanh nhiệt dưới nên mặt bánh nóng hơn và dễ bị cháy.
4. Bánh có mùi tanh của trứng Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân + 1 là bánh chưa chín hoàn toàn +2 Lượng vani cho vào chưa đủ để khử bớt mùi tanh của trứng +3 Bánh khi còn nóng sẽ có mùi, để nguội hoàn toàn mùi tanh sẽ bay đi dần Cách khắc phục: – Đối với bánh chưa chín: làm theo số 1 – Nếu không có vanilla extract có thể thay bằng Vanilla essance (hương vani dạng nước) hoặc vani bột, tuy nhiên lượng vani bột cho vào chỉ bằng 1/4 lượng vani dạng nước vì vani bột cho nhiều sẽ làm bánh có vị đắng
5. Bánh không dùng bột nở tại sao lại nở được? hoặc có dùng bột nở thêm không? – Bánh này nở nhờ bóng khí trong lòng trắng trứng được đánh bông lên, nên không dùng bột nở để làm bánh nở. – Chỉ dùng bột nở với những loại bánh không dùng cách đánh bông lòng trắng trứng mà chỉ đánh bông bơ hoặc trộn các nguyên liệu vào nhau thì cần có bột nở (Baking powder/baking soda) để hỗ trợ bánh nở xốp.
6. Bột bắp có tác dụng gì? có thể bỏ được không? – Khi làm các loại bánh bông lan, dạng nhẹ, bông xốp và đánh bông lòng trắng trứng thì người ta thường dùng 1 phần bột mì + 1 phần bột bắp. Vì bột mì nặng hơn bột bắp, bánh nếu chỉ dùng bột mì thì sẽ nặng và đặc hơn. Nên phải dùng bột bắp để thay thế 1 phần bột mì mà vẫn đảm bảo lượng bột trong công thức cân bằng. – Các bạn có thể bỏ bột bắp, nhưng kết cấu bánh thành phẩm sẽ khác ít nhiều như mình đã nói ở trên, có thể sẽ đặc hơn, khô hơn. – Có thể thay thế bột bắp bằng bột năng.
7. Nướng bánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì thời gian và nhiệt độ ra sao? – Nhiệt độ vẫn giữ như bình thường chỉ thay đổi thời gian nướng. Bánh lớn thì nướng lâu hơn, bánh nhỏ thì giảm bớt thời gian nướng. Các bạn dựa vào thời gian gốc trong clip để gia giảm thêm tùy theo kích thước khuôn. – Có thể gia giảm 10-15′ (Đây không phải là một số liệu chính xác, các bạn phải tự điều chỉnh tùy theo lò của mình để tránh gặp trường hợp số 1 và số 2)
8. Sau khi trộn xong hết các công đoạn thì hỗn hợp bột bị lỏng ra, bánh nướng không nở và đặc cứng. Bánh bị tách thành 2 lớp (xốp và đặc) Nguyên nhân: Lúc cho hỗn hợp trứng + sữa + vani vào trứng, chưa đánh kĩ cho quyện thì đã cho thêm hoặc cho 1 lúc quá nhiều khiến cho khó quyện vào hỗn hợp trứng nên hỗn hợp trứng + sữa vẫn còn lắng ở dưới đáy âu. – Hoặc lúc trộn bột vào, trộn không đúng cách hoặc trộn quá tay làm cho bóng khí trong trứng bị vỡ ra, hỗn hợp bị xẹp và loãng ra. =>> Khi nướng bánh không nở và đặc, không có lỗ khí, hoặc tách thành 2 lớp do trộn chưa kĩ từ dưới lên.
9. Cách kiểm tra bánh chín mà không mở lò nướng – làm bánh bị xẹp do bị sốc nhiệt lúc mở lò – Thường để kiểm tra bánh đã chín hay chưa, một số người sẽ dùng cách mở lò nướng và xăm cây tăm vào giữa bánh. Nếu rút ra, tăm sạch và không dính bột bánh là bánh đã chín – Nhưng cách trên, nếu thao tác không nhanh, mở cửa lò nướng lâu, nhiệt thoát ra ngoài thì sẽ không còn ổn định nữa, xui xui có thể làm bánh bị xẹp ngay từ trong lò nướng ^^~ – Cách của mình khi nướng bất kì một loại bánh nào mới và chưa nắm rõ về ẻm thì mình thường sẽ nướng lâu hơn thời gian ghi trong công thức 5-10′ cho chắc hoặc canh tới khi bánh hơi róc nhẹ khỏi thành khuôn một chút, vì mỗi lò có nhiệt độ chênh lệnh khác nhau, có lò chênh nhiều, có lò chênh ít nên thường lần đầu tiên làm mình sẽ canh theo cách này. Do nhược điểm của cách này là bánh sẽ khô hơn chút do nướng lâu tới mức hơi róc nhẹ khỏi thành bánh nhưng tỉ lệ thành công cao, bánh chín hoàn toàn. Những lần sau đó, các bạn sẽ giảm thời gian lại từ 5-10′ để có một thời gian chuẩn cho mình nhé ^^ “ĐỪNG MÁY MÓC QUÁ VÀO CÔNG THỨC NHÉ!”
10. Một số lưu ý khác – BẬT LÒ TRƯỚC 10-15′ HOẶC ĐẾN KHI ĐẠT ĐẾN NHIỆT ĐỘ YÊU CẦU RỒI MỚI CHO BÁNH VÀO NƯỚNG – NƯỚNG 2 LỬA. KHÔNG BẬT QUẠT – nếu không nói cụ thể là dùng chế độ nướng nào – KHÔNG DÙNG NỒI CƠM ĐIỆN VÀ LÒ VI SÓNG ĐỂ NƯỚNG BÁNH. CHẾ ĐỘ NƯỚNG CỦA LÒ VI SÓNG KHÁC HOÀN TOÀN LÒ NƯỚNG – CÓ THỂ SỬ DỤNG NỒI NƯỚNG THỦY TINH
Cách lấy bánh bông lan ra khỏi khuôn cần lưu ý
Từng công thức làm bánh bông lan khác nhau sẽ có thời gian để bánh nguội trong khuôn rồi mới lấy bánh bông lan ra khỏi khuôn khác nhau, hãy đảm bảo bạn luôn làm theo đúng chỉ dẫn nhé. Một số công thức, như công thức bánh bông lan cuộn, bánh sẽ được lấy ra khỏi khuôn ngay sau khi nướng xong.
Bước 1: Lật úp khuôn lên một chiếc giá
– Đặt giá lên miệng khuôn rồi lật úp khuôn lại
Bước 2: Nhấc khuôn khỏi bánh
– Cẩn thận nhấc khuôn ra khỏi bánh để bánh không bị mất phần góc
Bước 3: Bóc bỏ giấy nến ( nếu sử dụng)
– Nhẹ nhàng bóc bỏ lớp giấy nến ngay sau khi bạn vừa thực hiện xong bước 2 rồi để bánh nguội như chỉ dẫn trong công thức nhé!
*Chú ý: Khi lấy các loại bánh bông lan cuộn ra khỏi khuôn, các bạn dùng dao nhẹ nhàng tách các cạnh bánh ra khỏi khuôn rồi lật úp bánh lên một chiếc khăn sạch sau đó làm theo hướng dẫn trong mỗi công thức riêng nhé!
Để có được những chiếc bánh bông lan ngon nhất bạn cần phải chú ý đến những mẹo trên. Hãy chú ý theo dõi chúng tôi để làm được những chiếc bánh ngọt ngon thông qua những mẹo học làm bánh tại nhà bạn nhé.
Bánh bông lan phô mai – “món lạ quen thuộc” đang đại náo phố đi bộ Nguyễn Huệ
Bánh bông lan thì ai cũng quá quen thuộc rồi, bông lan phô mai thì cũng không có gì mới. Thế thì tại sao bánh bông lan phô mai Đài Loan lại có thể gây sốt? Bí mật đầu tiên nằm ở kích thước cực kì ấn tượng của một ổ bánh. Bánh ở cả hai tiệm Le Castella và Tai Yang đều mập ú nù một ổ bánh phải 2-3 người ăn mới hết.
Nếu đến mua tại tiệm, bạn còn có thể chứng kiến một ổ bánh với kích thước khổng lồ trước khi được cắt ra thành miếng nhỏ. Bánh được nướng cả ổ lớn và phải nướng trong tận 1h30 phút mới có thể chín. Nhìn một ổ bánh bự đùng, ú na ú nù căng tràn mềm mịn vậy ai mà cầm lòng cho nổi, đúng không?
Đây là một thương hiệu made – in Việt Nam với công thức bánh và nguyên liệu được nhập từ Đài Loan và Hàn Quốc. So với Le Castella, bánh tại Tai Yang có giá mềm hơn một chút, chỉ 89k cho một ổ bánh truyền thống và 119k cho bánh vị phô mai. Tuy vậy, quán chỉ có hai hương vị này cho bạn lựa chọn. Về chất lượng, bánh của Tai Yang không hề thua kém đâu nhé! nguồn:
xem thêm: Các bước làm bánh kem oreon quá ư dễ cực ngon
Công thức làm bánh Vừng chiên cay giòn nóng hỏi