Cách Làm Bánh Mì Thanh Long Ruột đỏ

Bánh mì thanh long đang là một món bánh lạ mà ngon được rất nhiều người ưa chuộng và tìm hiểu cách làm. Không chỉ vậy, sự ra đời của món bánh này còn mang một ý nghĩa rất nhân văn trong thời điểm Việt Nam nói chung và nông dân trồng thanh long nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19. Nếu bạn yêu thích bánh thì đừng bỏ qua cách làm bánh mì thanh long vô cùng hấp dẫn này để cùng chung tay “giải cứu” bà con nông dân nhé!

cách làm bánh mì thanh long

Làm bánh mì thanh long “giải cứu” nông dân mùa dịch. Ảnh: Internet

Từ lâu, thanh long đã là một mặt hàng nông sản giá trị của người nông dân Việt được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, do tác động của dịch corona mà hiện nay nông dân Việt đang phải điêu đứng với lượng thanh long khổng lồ không thể xuất khẩu. Nhằm tìm cách hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản ngay trong nước, ông chủ của một thương hiệu bánh đã sáng tạo ra cách làm “bánh mì thanh long”. Nhờ sử dụng thanh long làm nguyên liệu bánh mì mà rất nhiều tiệm bánh, thương hiệu bánh và người dân đã góp phần làm giảm áp lực cho nông dân trồng thanh long.

hình ảnh thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ được dùng làm màu thực phẩm tự nhiên rất nhiều. Ảnh: Internet

Những trái thanh long ruột đỏ vốn được dùng rất nhiều để tạo màu thực phẩm tự nhiên vì lên màu bền và đẹp như: bánh mứt, rau câu, kẹo ngọt, làm siro, làm mứt ăn cùng bánh mì… Về hình dáng thì giống bánh mì truyền thống, nhưng có vị chua nhẹ và hương thơm đặc trưng của thanh long.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Các Phụ Gia Thực Phẩm trong Làm Bánh: Loại Nào Cho Lành?

Bánh mì thanh long được đánh giá tốt cho dạ dày, ngăn các bệnh về xương khớp và hạn chế quá trình lão hoá. Ngoài ra, vì không chứa chất béo, lượng calo thấp và giàu chất xơ nên rất phù hợp với chế độ ăn kiêng, giảm cân. Hãy cùng bắt tay vào làm ngay món bánh mì thanh long bổ dưỡng này nhé!

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh mì thanh long

  • Thịt thanh long ruột đỏ: 210g
  • Bột mì: 300g
  • Sữa bột nguyên kem: 20g
  • Sữa đặc: 50g
  • Men nở: 4g
  • Bơ/dầu ăn: 10g
  • Đường: 10g (bạn có thể không dùng đường nếu không thích)

Hướng dẫn cách làm bánh mì thanh long tại nhà thơm ngon khó cưỡng

Bước 1: Nhào bột với thịt thanh long

Thanh long bạn sơ chế và tách lấy phần thịt, sau đó cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (nếu bạn nhồi bột bằng tay) hoặc chỉ cần cắt nhỏ (nếu bạn nhồi bột bằng máy).

Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào máy nhồi và nhồi bột trong 20 phút. Nếu nhồi bằng tay, bạn nhồi cho tới khi khối bột mịn, dẻo, không còn dính tay là được.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Cách Làm Bánh Pizza Bằng Chảo

trộn bột bánh mì

Trộn bột bánh mì. Ảnh: Internet

Bước 2: Nặn bánh mì

Bột sau khi nhồ xong, bạn chia thành các phần bằng nhau tùy vào kích thước bánh mì mà bạn cần, sau đó có thể vo tròn giống hamburger hoặc cán dài rồi cuộn lại, vê dài 2 đầu thành bánh mì dài.

Bước 3: Ủ bánh mì

Sau khi đã nặn xong hết bánh mì bạn xếp vào khay rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, đem ủ bánh mì nơi kín gió cho tới khi bánh nở to gấp đôi. Thường thì với lượng men nở ít, ta cần thời gian ủ khoảng 1 tiếng. Thời gian ủ lâu sẽ giúp bánh mềm thơm và bớt nồng mùi men hơn.

ủ cho bột bánh mì nở to hơn

Ủ cho bánh mì nở to hơn. Ảnh: Internet

Bước 4: Nướng bánh mì thanh long

Khi bánh đã nở gấp đôi, bạn bật lò nướng ở 230 độ C. Dùng bình xịt nước đều lên mặt bánh và lấy dao lam sắc, nghiêng dao 45 độ rồi rạch 1 đường sâu, dứt khoát rồi tiếp tục xịt nước đẫm lên vết rạch 1 lần nữa. Cuối cùng đặt bánh vào lò nướng.

nướng bánh mì

Nướng bánh mì. Ảnh: Internet

Nướng bánh trong khoảng từ 3-5 phút, quan sát thấy khi mặt bánh khô thì mở lò xịt nhanh nước lên mặt bánh cho đều 1 lần nữa và hạ nhiệt xuống 200 độ C.

Tiếp tục nướng thêm khoảng 5 phút nữa thì mở lò xịt nước nhanh lần cuối và nướng thêm 10 phút nữa là hoàn thành. Tổng thời gian nướng bánh mì thanh long khoảng từ 17 – 20 tùy vào trọng lượng bánh.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Làm Bánh Mì Nguyên Cám

Một số lưu ý để làm bánh mì thanh long ngon

  • Bánh mì thành long nếu càng nướng lâu màu bánh sẽ chuyển thành màu nâu.
  • Có thể điều chỉnh độ ngọt của bánh bằng cách cho thêm đường hoặc không vì vị thanh long đã có sẵn vị ngọt tự nhiên.
  • Xịt nước vào bánh mì sau khi nặn thành hình giúp vỏ bánh bên ngoài khi nướng sẽ giữ được độ mềm, không nhanh cứng mà bột bên trong vẫn có thể nở đều.
  • Có thể tăng lượng men để giúp bánh mì nở nhanh hơn. Tuy nhiên không nên tăng nhiều quá 2g men/100g bột mì vì như vậy sẽ làm bánh mì bị nồng mùi men.

Vậy là bạn vừa xem xong công thức, cách làm bánh mì thanh long và những lưu ý để hoàn thành món bánh này một cách hoàn hảo nhất. Đừng quên lưu lại và trổ tài để chung tay “giải cứu” thanh long cùng bàn con nông dân Việt Nam nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!