Yến mạch là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang trong chế độ giảm cân. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 8 cách làm bánh yến mạch bằng chảo cập nhật mới nhất 09/2023.
Yến mạch là gì?
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Về khía cạnh dinh dưỡng, đây được xem là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là beta glucan cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Không những thế, yến mạch cũng được biết đến như loại thực phẩm sở hữu hàm lượng protein, chất béo cao hơn hẳn so với nhiều loại ngũ cốc khác. Chính vì lẽ đó mà nó được ví như là “Nữ hoàng của các loại ngũ cốc”.
Yến mạch có màu trắng hơi ngả vàng tự nhiên. Vị của yến mạch nhạt nhưng thơm và bùi. Đây là một sản phẩm rất thích hợp cho những người ăn chay trường bổ sung vào bữa sáng hàng ngày của mình.
Theo các chuyên gia, trong 78g yến mạch khô có chứa 51g carbohydrate, 13g protein, 5g chất béo, 8g chất xơ nhưng chỉ có 303 calo cùng với đó là:
- Mangan: 191% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Photpho: 41% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Magie: 34% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Đồng: 24% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Sắt: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Kẽm: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Folate: 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Vitamin B1 (thiamin): 39% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 10% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
- Canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin)
Yến mạch là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày.
Các loại yến mạch khác nhau có trên thị trường như:
• Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Sau khi được tuốt khỏi thân lá và bóc sạch vỏ, yến mạch nguyên hạt đã có thể chế biến và dùng được ngay. Tuy nhiên, loại này thường khá dai và để khắc phục nhược điểm này bạn nên nấu với thật nhiều nước theo tỷ lệ 3 phần nước : 1 phần yến mạch. Quá trình để cho ra yến mạch chín đều sẽ mất khoảng 50 phút.
• Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut oats): Loại yến mạch này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Khi chế biến sẽ không dùng nhiều nước như yến mạch nguyên hạt nhưng vẫn mất tới 30 phút mới có thể nấu chín.
• Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): So với hai loại trên thì yến mạch cán dẹt thường được sử dụng hơn cả. Theo đó, yến mạch cắt nhỏ khi được hấp chín và lăn dẹt sẽ cho ra yến mạch cán dẹt. Tùy vào độ mỏng và kích thước của hạt mà thời gian nấu chín sẽ có sự thay đổi. Thường thì loại yến mạch này sẽ mất khoảng 5 – 15 phút để nấu chín hoàn toàn với tỷ lệ lý tưởng nhất nhất là 1 phần yến mạch: 2 phần nước.
• Yến mạch ăn liền (Instant Oats): Yến mạch ăn liền được làm từ yến mạch cán dẹt được cán mỏng, thường có thêm phụ gia như muối, đường hoặc hương liệu. Loại này thì chỉ cần đun sôi là dùng được ngay và dùng như bữa ăn sáng.
• Yến mạch dạng bột: Yến mạch dạng bột được nghiền mịn từ yến mạch được cán dẹt. Loại bột yến mạch này thường được dùng để pha chế bột ăn dặm cho trẻ loặc làm mặt nạ dưỡng da.
Có rất nhiều loại yến mạch khác nhau về cách chế biến cũng như mục đích sử dụng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, loại nào cũng có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị dinh dưỡng cùng những lợi ích sức khỏe.
Ăn yến mạch có tốt không?
1. Làm giảm cholesterol
Nhiều nghiên cứu cho rằng yến mạch có thể làm hạ mức cholesterol, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Lợi ích này của yến mạch đến từ thành phần chất xơ hòa tan là beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo và cholesterol bằng cách làm tăng độ nhớt của thực phẩm.
Khi vào trong ruột, beta glucan trong yến mạch liên kết với các axit mật giàu cholesterol mà gan sản xuất ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Beta glucan sau đó sẽ mang các axit này xuống đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Thông thường, các axit mật được tái hấp thu vào hệ thống tiêu hóa, nhưng beta glucan sẽ ức chế quá trình này, từ đó làm giảm mức cholesterol.
2. Yến mạch ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi mức đường huyết không ổn định, mà kết quả thường là do sự suy giảm độ nhạy của hormone insulin. Beta glucan, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch được cho là có hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định.
Lượng beta glucan trong yến mạch giúp điều chỉnh cả lượng glucose và insulin sau những bữa ăn giàu carbohydrate. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin nghiêm trọng, một chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch làm giảm đến 40% liều insulin cần thiết để ổn định lượng đường huyết.
Theo các chuyên gia thì loại yến mạch cắt nhỏ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường, bởi nó ít qua xử lý nhất. Trong khi yến mạch cán dẹt lại có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) cao và lượng chất xơ ít hơn hẳn do đã được nấu chín một phần.
3. Giảm cân hiệu quả
Cảm giác no đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng vì khiến bạn không ăn quá nhiều mặc dù chưa thật sự đói. Sự thay đổi của tín hiệu no được cho là có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trong một nghiên cứu xếp hạng về hiệu quả no của 38 loại thực phẩm phổ biến, yến mạch đứng ở vị trí thứ 3.
Các chất xơ hòa tan trong yến mạch sẽ làm tăng cảm giác no bằng cách làm chậm tốc độ làm rỗng của dạ dày và kích thích sự giải phóng của các hormone làm no. Đặc biệt, yến mạch có lượng calo thấp và có hàm lượng xơ cao nên sẽ là một lựa chọn lý tưởng để thêm vào thực đơn giảm cân cho bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn cách làm các món yến mạch giảm cân cực ngon
4. Yến mạch tốt cho da
Yến mạch giúp giữ ẩm da bằng cách hình thành một lớp phủ trên bề mặt da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng da bị khô và thô ráp. Thành phần chứa flavanoid có tác dụng ngăn chặn tia UVA nên có thể bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời.
Những sản phẩm làm đẹp được sản xuất từ yến mạch thường có tên là “colloidal oatmeal” – bột yến mạch keo. Yến mạch đã được sử dụng rất lâu để chữa trị tình trạng ngứa và kích ứng trong nhiều bệnh lý về da, chẳng hạn như eczema.
5. Tác dụng của yến mạch với bệnh nhân celiac
Một chế độ ăn không gluten chính là giải pháp duy nhất cho những bệnh nhân celiac (bệnh không dung nạp gluten). Yến mạch không chứa gluten nhưng chứa một loại protein tương tự gọi là avenin.
Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh celiac đều có thể hấp thu yến mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Yến mạch được chứng minh là giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn không gluten, trong đó có tăng cả lượng khoáng chất và chất xơ.
Yến mạch vẫn có thể bị lẫn lúa mì nên với những người mắc bệnh celiac thì chỉ nên ăn yến mạch đã được chứng nhận không chứa gluten.
6. Làm giảm táo bón
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần giàu chất xơ của yến mạch có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng táo bón. Những người bị táo bón thường xuyên sẽ khiến việc đi ngoài gặp khó khăn, không đều hay gây đau rát. Khi ấy, các chất xơ hòa tan trong bột yến mạch sẽ giúp phân mềm hơn và dễ thoát ra ngoài hơn.
Ngoài yến mạch thì bạn có thể nhờ đến một số loại thực phẩm giúp điều trị táo bón tự nhiên như bơ, táo, chuối, súp lơ, khoai lang, mật ong…
Tổng hợp 8 cách làm bánh yến mạch bằng chảo cập nhật 09/2023
1. Cách làm bánh khoai lang yến mạch hạt chia bằng chảo thơm ngon, giảm cân
Nguyên liệu làm Bánh khoai lang yến mạch hạt chia cho 4 người
- Khoai lang 250 gr (1 củ)
- Trứng gà 1 quả
- Hạt chia 2 muỗng
- Bột yến mạch 75 gr
- Sữa tươi 250 ml (không đường)
- Vani 5 ml
- Mật ong 3 muỗng
- Muối 1/3 muỗng cà phê
Mẹo chọn khoai lang ngon
- Những củ khoai lang tươi ngon là những củ còn cứng, chắc tay, không có vết chích hay vết thâm, bền ngoài lành lặn, không bị nứt.
- Nên mua những củ có kích thước vừa ăn, không nên chọn những củ to quá dễ bị xơ.
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh khoai lang yến mạch hạt chia
Hấp và nghiền khoai
Đầu tiên bạn hãy gọt vỏ khoai lang rồi bổ đôi hoặc làm 4, sau đó rửa sạch với nước muối để khoai không bị thâm.
Cho khoai vào nồi, đổ nước vào vừa đủ ngập khoai rồi đem hấp khoảng 10 phút. Bạn có thể dùng đũa kiểm tra bằng cách ấn vào khoai thử, thấy khoai mềm tức là khoai đã chín thì nhấc nồi xuống. Khi khoai được hấp chín thì bạn vớt khoai ra tô rồi dùng cái muỗng dằm cho khoai nhuyễn.
Mẹo dằm khoai nhuyễn: Bạn dùng cái rây, cho khoai dằm vào rồi dùng muỗng vừa dằm lại vừa ấn cho khoai lọt qua rây, cách này sẽ làm cho khoai lang nhuyễn và mịn hơn.
Trộn bột bánh
Tiếp theo bạn rây 1/2 cúp (75gr) bột yến mạch vào tô khoai lang.
Sau đó đổ 250ml sữa tươi vào tô bột rồi khuấy đều cho hỗn hợp mịn và quyện lại với nhau.
Khi hỗn hợp mịn rồi thì bạn đập 1 quả trứng xong đánh đều hỗn hợp.
Tiếp theo bạn lại cho lần lượt từng nguyên liệu sau: 2 thìa hạt chia, 5ml vani, 3 muỗng mật ong 1/3 muỗng cà phê muối vào và đánh đều hỗn hợp lên lần nữa.
Lưu ý: Để hỗn hợp bột mịn và đều hơn bạn nên cho từng nguyên liệu vào, cứ cho 1 nguyên liệu vào là đánh đều bột lên một lần rồi cho nguyên liệu tiếp theo vào.
Rán bánh bằng chảo
Trước tiên hãy quét một lớp dầu ăn mỏng trên chảo. Sau đó đổ một muỗng canh bột vào sao cho bột chảy thành hình tròn.
Lúc này bạn để lửa nhỏ và đợi bề mặt trên của bánh se lại, mặt dưới của bánh thì xém và chuyển qua màu đậm hơn thì bạn lật bánh.
Đợi khoảng 30 giây thì kiểm tra mặt bánh bên dưới lúc này đã xém chưa, nếu rồi thì vớt bánh ra. Cứ làm như vậy đến khi hết bột trong tô là được.
Thành phẩm
Bánh sau khi rán có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt béo của bánh rât hấp dẫn. Bạn nên ăn bánh khi còn nóng để bánh không bị tanh và cảm nhận được dộ mềm, dẻo nhé.
2. Bánh khoai lang yến mạch giảm cân không cần lò nướng
- Chuẩn bị 20 phút
- Chế biến 20 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Bánh khoai lang yến mạch giảm cân không cần lò nướng cho 6 cái
- Khoai lang 200 gr
- Phô mai con bò cười 2 miếng
- Bột năng 50 gr
- Bột yến mạch 20 gr
- Bơ lạt 1 muỗng cà phê
- Sữa tươi 30 ml
- Đường 2 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
- Nồi xửng hấp, máy xay sinh tố, chảo, dao, muỗng,…
Cách chế biến Bánh khoai lang yến mạch giảm cân không cần lò nướng
Sơ chế khoai lang và phô mai
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt khoanh tròn dày khoảng 1 lóng tay và cho vào nồi xửng hấp để hấp chín (hoặc hấp cách thủy). Nếu bạn muốn khoai lang nhanh chín thì có thể cắt khoanh mỏng hơn nhé!
Phần khoai lang sau khi hấp chín thì cho ra tô, dùng muỗng để nghiền nát hoặc chúng ta có thể sử dụng dùng máy xay sinh tố để xay mịn khoai lang.
Với 2 miếng phô mai chúng ta sẽ chia làm 6 phần bằng nhau để làm nhân bánh, tùy vào sở thích ăn ít hay nhiều phô mà bạn có thể tùy chỉnh cho phù hợp hơn.
Trộn bột bánh
Cho lần lượt 50gr bột năng, 20gr bột yến mạch và 2 muỗng cà phê đường vào tô khoai lang đã xay mịn. Tiếp đó, thêm từ từ 30ml sữa tươi vào, vừa cho vừa trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Mách nhỏ: Nếu bạn đang ăn theo chế độ eat clean thì có thể thay thế đường thông thường bằng đường ăn kiêng hoặc mật ong cũng được nhé!
Dùng tay nhào hỗn hợp bột đến khi thấy bột tạo thành khối và không còn dính tay nữa là được.
Dùng một cái khăn khô sạch đậy phần bột lại và để bột nghỉ từ 10 – 15 phút trước khi bắt đầu tạo hình.
Tạo hình bánh
Sau 15 phút, chúng ta sẽ nhào bột thành một khối dài rồi dùng dao cắt bột thành 6 phần bằng nhau. Tiếp đó, dùng tay ấn nhẹ vào để dàn bột thành hình tròn rồi cho nhân phô mai đã cắt vào giữa và bọc kín lại thành các miếng bánh hình tròn.
Làm lần lượt cho đến khi xong hết toàn bộ phần bột và nhân bánh.
Làm bánh khoai lang yến mạch
Sau khi tạo hình bánh xong thì chúng ta sẽ bắt đầu áp chảo bánh. Bắc chảo chống dính lên bếp, bật lửa nhỏ thêm 1 muỗng cà phê bơ lạc vào chảo để khi chiên bánh sẽ thơm và ít bị dính hơn.
Đợi đến khi bơ tan hết thì cho bánh vào, mỗi mặt bánh bạn sẽ áp chảo từ 3 – 5 phút đến khi bánh có màu vàng đậm thì sẽ trở mặt và áp chảo mặt còn lại. Sau khi bánh đã chín vàng đều cả 2 mặt thì gắp bánh ra đĩa là hoàn thành.
Lưu ý:
- Trong lúc áp chảo bánh, bạn chỉ nên áp chảo với lửa nhỏ và canh trở mặt bánh để tránh bị cháy bánh nhé!
- Khi áp chảo, bạn nên dùng xẻng ấn nhẹ bánh xuống để bề mặt bánh được đẹp và chắc hơn.
Thành phẩm
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh khoai lang yến mạch rồi đó. Bánh có lớp vỏ ngoài vàng óng, bắt mắt, phần nhân bên trong là phô mai tan chảy béo ngậy.
Bạn có thể dùng bánh như một món ăn vặt hay thêm vào thực đơn trà chiều đều phù hợp đó nha!
3. Bánh khoai lang yến mạch
- Chuẩn bị 10 phút
- Chế biến 30 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Bánh khoai lang yến mạch cho 4 người
- Khoai lang 500 gr
- Yến mạch 300 gr
- Dừa sợi 50 gr
- Mè đen 10 g
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
- Lò nướng, nồi xửng hấp, tô, dao, muỗng,…
Cách chế biến Bánh khoai lang yến mạch
Hấp và nghiền khoai lang
Khoai lang bào vỏ, rửa sạch sau đó cho vào xửng rồi hấp chín mềm.
Cắt khoai thành nhiều khúc nhỏ và dùng muỗng nghiền cho nhuyễn mịn.
Trộn bột bánh
Cho 300gr yến mạch, 50gr dừa bào sợi vào tô khoai rồi trộn đều.
Tạo hình bánh
Chia bột bánh ra làm nhiều phần, sau đó vo tròn rồi ấn hơi dẹt. Tiếp đến, rắc 1 ít mè đen lên mặt bánh là hoàn tất.
Nướng bánh
Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút, sau đó cho bánh vào nướng từ 20 – 25 phút.
Thành phẩm
Bánh khoai lang yến mạch có lớp vỏ giòn mềm, bùi bùi cùng vị ngọt nhẹ tự nhiên của khoai lang. Món bánh vừa đơn giản lại vô cùng thích hợp dùng cho thực đơn giảm cân của bạn.
Cách chọn mua khoai lang ngọt, bùi
- Chọn những củ khoai lang nặng tay, cứng và không bị dập. Ngoài ra nên mua những củ có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ.
- Nên chọn quả có kích thước vừa, vì khoai to thường có nhiều xơ, ít ngọt nên ăn không ngon.
- Nếu thấy khoai bị rỗ hoặc có các vết lỗ thâm đen thì đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã bị hỏng hoặc bị sùng.
Cách chọn mua yến mạch thơm ngon
- Để món bánh được ngon hơn, bạn nên chọn mua những loại yến mạch nguyên hạt, thường là hạt thô, không bị tách vỡ.
- Chọn mua khi thấy yến mạch có màu trắng ngà hơi ngả vàng nhạt, không bị nấm mốc màu đen hay có mùi lạ.
- Bên cạnh đó, nên chọn mua yến mạch ở những cơ sở, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Khi mua nên kiểm tra thương hiệu và hạn sử dụng của sản phẩm nhé!
4. Cách làm bánh quy mè đen yến mạch thơm ngon giòn tan ăn kiêng, giảm cân
Nguyên liệu làm Bánh quy mè đen yến mạch cho 5 người ăn
- Bột yến mạch 100 gr
- Bột mì 100 gr
- Mè đen 20 gr
- Dầu oliu 30 ml
- Mật ong 20 ml
- Sữa tươi 175 ml
- Muối 1/2 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua mè đen ngon
- Bạn nên chọn mua mè đen không vương bụi, đất, bề mặt mè nhìn sáng sủa, sạch sẽ.
- Thông thường, mè đen chưa được đãi sạch sẽ còn đọng lại mùi của đất. Thế nên, bạn hãy chọn mè có mùi thơm đặc trưng để đảm bảo vệ sinh và chất lượng hơn nhé!
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua mè đen đã được đóng gói với bao bì có ghi tên nhà sản xuất, thông tin chi tiết về sản phẩm rõ ràng nếu cảm thấy khó khăn khi thực hiện hai cách trên.
Mua bột yến mạch ở đâu?
- Bạn có thể tìm mua bột yến mạch ở các cửa hàng tiện lợi uy tín hoặc các điểm siêu thị Bách hóa XANH để sở hữu cho mình những gói bột yến mạch với thông tin, hạn sử dụng rõ ràng từ các nhà cung cấp uy tín.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn và đặt hàng bột yến mạch tại trang thương mại điện tử bachhoaxanh.com để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại mà vẫn mua được sản phẩm chất lượng nhé!
Dụng cụ thực hiện
- Nồi chiên không dầu, chảo không dính, dao, muỗng, giấy nến,…
Cách chế biến Bánh quy mè đen yến mạch
Trộn nguyên liệu
Đầu tiên, bắc chảo không dính lên bếp và rang 20gr mè đen trong khoảng 3 phút cho đến khi mè vừa chín tới và dậy mùi thơm.
Đổ 100gr bột yến mạch vào 100gr bột mì đã rây mịn vào tô.
Tiếp theo, lần lượt cho 1/2 muỗng cà phê muối, mè đen đã rang vào hỗn hợp và đảo đều.
Đổ từ từ 175ml sữa vào hỗn hợp và trộn đều đến khi hỗn hợp kết dính.
Sau đó, đổ 30ml dầu oliu, 20ml mật ong vào hỗn hợp bột và nhào sơ qua cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Mách nhỏ:
Bạn không nên đổ hết trực tiếp sữa vào bột. Thay vào đó, bạn nên căn cứ vào chất lượng bột mà căn chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp, tránh để bột bị nhão hay khô quá.
Tạo hình
Để bột nghỉ khoảng 10 phút. Sau đó, trải tấm giấy nến xuống bề mặt phẳng và để khối bột ở giữa.
Gấp đôi tờ giấy nến lại và cán mỏng bột ở độ dày khoảng 2mm.
Sau đó, dùng dao cắt bột thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Dùng dĩa chọc các miếng bột để tạo các lỗ. Điều này sẽ giúp miếng bánh nhanh chín và giòn hơn.
Nướng bánh
Chuẩn bị làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút.
Tiếp theo, xếp dàn đều các miếng bột đã cắt vào khay nướng.
Nướng bánh lần thứ nhất ở nhiệt độ 160 độ C trong 5 phút.
Sau đó, lật mặt bánh nướng lần thứ hai ở nhiệt độ tương tự đến khi bánh chín vàng giòn là được.
Thành phẩm
Bánh quy mè đen yến mạch với lớp bột bánh giòn rụm phảng phất mùi bùi bùi, thơm ngon của yến mạch cùng hương vị đặc trưng của mè đen hứa hẹn sẽ là một thức bánh dễ “gây nghiện”.
Nếu bạn đang trong giai đoạn ăn kiêng, thì đây chính là một ứng cử viên sáng giá bởi bạn có thể xem món bánh này là một món ăn vặt lành mạnh, bổ dưỡng mỗi khi buồn miệng. Vào bếp và thực hiện ngay thôi nào!
Mẹo thực hiện thành công:
Mỗi loại lò có đều có mức chênh lệch nhiệt nướng khác nhau. Bạn có thể khắc phục để nướng bánh chín ngon hơn bằng cách dùng nhiệt kế lò hoặc là theo dõi bánh thường xuyên để điều chỉnh mức nhiệt, thời gian nướng và rãnh nướng phù hợp.
Cách bảo quản bánh quy thơm ngon giòn lâu:
Bánh bỏ trong túi hoặc hộp kín, có thêm túi hút ẩm có thể dùng trong 2 – 3 tuần. Bạn nên làm bánh theo đúng tỉ lệ hướng dẫn để bánh giòn ngon.
5. Cách làm bánh yến mạch đầy đủ dinh dưỡng, thơm ngon cho bé tập ăn dặm
Nguyên liệu làm Bánh yến mạch cho 1 người
- Cà rốt 1/3 củ
- Tôm 1 con (cỡ lớn)
- Hành lá 2 cây
- Lòng đỏ trứng gà 1 cái
- Yến mạch cán dẹt 2 muỗng canh
- Dầu oliu 1 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon, chất lượng
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
- Nên chọn cà rốt có màu sáng, cam đậm, vỏ mịn, lá xanh và không bị dập nát.
- Bên cạnh đó, nên chọn những củ vẫn còn cứng, có kích thước trung bình.
- Tránh chọn những củ bị héo lá, trên thân bị dập nứt hoặc có đốm, đầu củ có màu xanh.
Cách chọn mua tôm tươi ngon
- Tôm tươi ngon chân sẽ có màu trong suốt và dính chặt vào thân tôm. Không mua tôm có chân đã chuyển màu, lỏng lẻo.
- Chú ý mua tôm có phần thân hơi cong, thịt săn chắc, vỏ tôm nguyên vẹn và đầu tôm dính chặc vào thân.
- Không mua tôm có phần đuôi xòe ra, lỏng lẻo, mất vây đuôi và không xếp gọn vào nhau. Có thể tôm bắt lên đã lâu, đã ngâm qua chất bảo quản.
Cách chế biến Bánh yến mạch
Ngâm yến mạch
Cho vào chén 2 muỗng canh yến mạch cán dẹt, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt, sau đó ngâm yến mạch 5 phút cho nở mềm.
Sau 5 phút, lọc yến mạch qua rây rồi rửa sạch lại với nước.
Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt bào sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu nhỏ.
Kế đến, rửa sạch hành lá và cắt nhỏ phần lá hành (không dùng phần đầu hành).
Sơ chế tôm
Bóc bỏ phần đầu và vỏ tôm, kế đến dùng dao khứa nhẹ trên lưng tôm để loại bỏ phần chỉ đen.
Tiếp theo, rửa sạch lại tôm, để ráo nước rồi băm nhuyễn.
Trộn hỗn hợp yến mạch
Cho vào tô: tôm băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ, cà rốt cắt hạt lựu, yến mạch, 1 lòng đỏ trứng gà. Dùng đũa trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Chiên bánh yến mạch
Bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu oliu, tráng đều chảo và làm nóng trên lửa vừa.
Tiếp theo, cho vào 1 muỗng canh hỗn hợp yến mạch rồi dùng muỗng đè nhẹ cho bánh dàn mỏng. Đậy nắp kín và chiên bánh trên lửa nhỏ trong 2 phút.
Sau 2 phút, bạn trở mặt bánh lại, tiếp tục đậy nắp và chiên thêm 2 phút nữa là chín.
Thành phẩm
Bánh yến mạch có mùi thơm nhẹ và siêu mềm nên bé có thể dễ dàng ăn được, ngoài ra bánh lại có hương vị cực kỳ ngon và còn tốt cho sức khỏe nữa đó!
Những lưu ý khi làm bánh yến mạch
- Bánh yến mạch này dành cho các bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên. Nếu bé nhà bạn chỉ mới 7 tháng tuổi thì nên thay thế nguyên liệu tôm bằng thịt gà hoặc thịt heo.
- Đối với các món bánh ăn dặm thì không nên nêm nếm gia vị.
- Nên sử dụng dầu oliu ép lạnh để khi chiên dưới nhiệt độ cao thì dầu không bị biến chất.
6. Pancake yến mạch chuối
- Chuẩn bị 15 phút
- Chế biến 15 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Pancake yến mạch chuối cho 4 người
- Chuối 1 quả
- Bột yến mạch 50 gr
- Trứng 1 quả
- Sữa tươi 50 ml
- Hạt chia 1 muỗng cà phê
- Mật ong 20 ml
- Nước cốt dừa 50 ml
- Muối 1/8 muỗng cà phê
Cách chọn mua chuối ngon
- Để mua được chuối ngon bạn nên chọn những nải chuối có quả chín không đều, vừa có quả chín, vừa có quả xanh.
- Chọn nải chuối to vừa phải, không quá lớn cũng không quá bé. Thường thì những quả chuối quá lớn có nguy cơ bị bón nhiều phân hóa học hay thuốc tăng trưởng. Ngược lại, những quả chuối nhỏ có thể đã bị ép chín.
- Bạn không nên mua những quả chuối có màu vàng đều, đẹp mắt mà cuống chuối còn xanh. Vì đây có thể là chuối đã bị cho qua hoá chất.
Dụng cụ thực hiện
- Tô, cây đánh trứng, muỗng, chảo,…
Cách chế biến Pancake yến mạch chuối
Sơ chế chuối
Bạn đem bóc vỏ một quả chuối cho vào tô rồi dùng nĩa nghiền nhuyễn.
Trộn các nguyên liệu
Cho tiếp vào trong tô chuối đã nghiền nhuyễn 50gr bột yến mạch, 1 quả trứng gà, 50ml nước cốt dừa, 20ml mật ong, 1 muỗng cà phê hạt chia, 50ml sữa tươi, 1/8 muỗng cà phê muối, dùng cây đánh trứng trộn đều để hỗn hợp trộn lẫn vào nhau, sau đó để hỗn hợp nghỉ trong 5 phút.
Rán bánh
Tiếp đó, bạn cho chảo lên bếp, bật lửa lớn để làm nóng chảo trước khi rán bánh tầm 5 phút.
Sau đó, ban chỉnh lửa ở mức nhỏ, dùng vá lần lượt múc hỗn hợp bột đổ vào chảo thành từng hình tròn nhỏ rồi đậy nắp chảo lại.
Nếu bạn thích ăn bánh mỏng thì đổ một lớp bột là đủ.
Còn nếu bạn thích ăn chiếc bánh dày dặn hơn một chút thì sau khi đổ lớp thứ nhất khoảng 1 phút, bạn mở nắp chảo ra, đổ thêm một lớp bột nữa chồng lên lớp bột trước là được.
Đậy nắp chảo lại vào đợi trong 4 phút, mặt bánh se lại thì mở nắp, lật mặt bánh lại. Đậy nắp và tiếp tục đợi trong 4 phút để cả hai mặt bánh chín đều.
Thành phẩm
Cuối cùng bạn cho bánh ra dĩa và thưởng thức thôi! Những chiếc bánh pancake yến mạch chuối mới làm còn nóng hổi, mùi thơm từ bánh toả ra thơm nức mũi.
Bánh có lớp vỏ ngoài hơi dai, bên trong mềm, xốp, vị bánh béo béo, ngọt dịu, vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng luôn đó!
7. Pancake yến mạch táo
- Chuẩn bị 15 phút
- Chế biến 25 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Pancake yến mạch táo cho 4 người
- Sốt táo 2 bát (khoảng 200gr)
- Bột yến mạch 250 gr
- Bột baking powder 8 gr
- Bột quế 5 gr
- Trứng gà 2 quả
- Mật ong 2 muỗng cà phê
- Đường bột vanilla 1 gói (hoặc 1 muỗng cà phê tinh chất vani)
- Dầu ô liu 2 ml
Mua sốt táo ở đâu?
- Bạn có thể mua sốt táo ở các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh,… ở gần nơi bạn sinh sống.
- Để tiện lợi hơn, bạn có thể chọn cách đặt mua sốt táo trên trang thương mại điện tử, các website bán hàng trực tuyến,…
- Dù mua ở đâu thì bạn cũng hãy lựa chọn những nơi uy tin tín để đảm bảo cho sức khỏe gia đình mình nhé!
Dụng cụ thực hiện
- Chảo, tô, muỗng, cây đánh trứng,…
Cách chế biến Pancake yến mạch táo
Trộn bột
Đầu tiên, bạn cho vào tô 250gr bột yến mạch, 8gr bột baking powder, 1 gói đường bột vanilla, 5gr bột quế rồi dùng phới dẹt trộn đều hỗn hợp.
Trộn nguyên liệu ướt
Bạn đánh đều 2 quả trứng gà, sau đó cho tiếp vào trong tô 2 bát sốt táo, dùng cây đánh trứng khuấy đều đến khi hỗn hợp trở nên mướt và mịn là được.
Trộn hỗn hợp pancake
Bạn cho hỗn hợp bột đã trộn vào trong tô nguyên liệu ướt, rồi trộn đều cho hỗn hợp lẫn vào nhau.
Thêm vào 2 muỗng cà phê mật ong, tiếp tục khuấy đều để hỗn hợp hoà lẫn tạo thành một một hợp đặc sệt, nhuyễn mịn.
Rán bánh
Cho chảo lên bếp làm nóng tầm 5 phút, quét thêm 1 lớp mỏng dầu ô liu, dùng vá múc bột đổ vào chảo thành từng hình tròn nhỏ.
Đợi 5 phút cho mặt bánh phía dưới chín, mặt phía trên xuất hiện màu vàng thì bạn lật bánh lại và tiếp tục đợi trong 5 phút cho bánh chín đều.
Thành phẩm
Sau khi bánh chín, bạn cho bánh ra dĩa và thưởng thức ngay cho nóng.
Bánh pancake yến mạch táo thơm ngon nức mũi, bánh mềm xốp và đẹp mắt. Vị bánh ngọt nhẹ, beo béo. Đây chắc chắn sẽ là món ăn sáng chiều lòng bạn đó nha!
8. Pancake yến mạch thanh long
- Chuẩn bị 15 phút
- Chế biến 20 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Pancake yến mạch thanh long cho 2 người
- Thanh long 1/2 quả
- Bột yến mạch 70 gr
- Bột nở 1/2 muỗng cà phê (baking powder)
- Trứng gà 1 quả
- Sữa tươi không đường 15 ml
- Đường ăn kiêng 15 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
- Máy xay sinh tố, chảo chống dính, tô, muỗng, dao,…
Cách chế biến Pancake yến mạch thanh long
Làm hỗn hợp bột bánh
Đầu tiên, bạn dùng dao gọt bỏ vỏ thanh long, cho phần thịt quả vào máy xay sinh tố cùng 15ml sữa tươi không đường rồi xay nhuyễn.
Tiếp theo, cho vào tô 1 quả trứng gà, 70gr bột yến mạch, 1/2 muỗng cà phê bột nở, 15gr đường ăn kiêng, phần thanh long vừa xay. Trộn đều hỗn hợp cho hòa quyện với nhau.
Rán bánh
Làm nóng chảo chống dính, sau đó đổ 1 ít hỗn hợp bánh vào chảo và rán trên lửa nhỏ 30 giây đến khi mặt bánh xuất hiện bọt khí.
Lúc này, bạn trở ngược mặt bánh lại rồi tiếp tục rán đến khi mặt còn lại chín hoàn toàn. Làm tương tự đối với số bột bánh còn lại.
Mách nhỏ: Để bánh có màu đẹp thì bạn chỉ nên rán trên lửa nhỏ thôi nhé!
Thành phẩm
Bánh pancake yến mạch thanh long bông xốp, mềm mịn và có màu đỏ hồng đẹp mắt mắt, vị bánh lại bùi ngọt, beo béo vô cùng hấp dẫn. Món bánh phải nói là vừa ngon lại còn giúp bạn giảm cân hiệu quả nữa đó.
Bánh pancake là gì?
- Bánh pancake hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như bánh crepe, bánh kếp,… Là một loại bánh có nguồn gốc từ nước Pháp.
- Bánh có dạng hình tròn, lát bánh mỏng, dẹt, kích thước đa dạng. Nguyên liệu chính để làm nên bánh pancake rất dễ tìm, gồm bột mì, trứng, sữa và bơ kết hợp với phương pháp chế biến rán hoặc chiên trên chảo.
- Bánh pancake được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon của mình. Ngoài ra, bởi vì được làm từ những nguyên liệu cơ bản cộng với cách làm đơn giản nên pancake được nhiều người chọn cho sáng hoặc một số bữa ăn nhẹ trong ngày.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh yến mạch bằng chảo
Tải ngay cách làm bánh yến mạch bằng chảo
Video hướng dẫn cách làm bánh yến mạch bằng chảo
Mua nguyên liệu làm bánh yến mạch bằng chảo ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh yến mạch bằng chảo, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Một số tác dụng phụ và cảnh báo
Cám yến mạch hay yến mạch nguyên hạt là dường như an toàn cho mọi người khi sử dụng dưới dạng thực phẩm đã được chế biến. Bởi yến mạch nguyên chất có thể gây ra khí đường ruột và đầy hơi. Để giảm thiểu các tác dụng phụ hãy bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp và tăng từ từ đến lượng mong muốn. Khi cơ thể quen dần với yến mạch thì các tác dụng phụ này có thể sẽ biến mất.
Dung dịch có chứa chiết xuất yến mạch có thể an toàn để sử dụng trên da. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm có chứa yến mạch lên da có thể khiến một số người bị nổi mụn.
Một số cảnh báo khi sử dụng yến mạch:
- Phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con bú có thể sử dụng cám yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất. Tuy nhiên, những đối tượng này nên sử dụng yến mạch ở dạng thực phẩm đã được chế biến.
- Nếu gặp các vấn đề như khó nuốt hay nhai thức ăn thì nên tránh ăn yến mạch. Vì sử dụng yến mạch mà không được nhai kỹ có thể gây nguy cơ tắc nghẽn ruột.
- Rối loạn tiêu hoá nên tránh ăn các sản phẩm yến mạch. Bởi vì các vấn đề về tiêu hoá có thể kéo dài thời cần thiết để thức ăn được tiêu hoá, như vậy có thể sẽ có nguy cơ yến mạch chặn đường ruột.
Tránh ăn yến mạch nếu bạn bị khó nuốt
Liều lượng sử dụng
Các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra liều lượng sử dụng bằng đường miệng như sau:
Đối với trường hợp có cholesterol cao: sử dụng 56-150 gam sản phẩm yến mạch nguyên chất như: cám yến mạch hoặc bột yến mạch, trong đó có chứa 3.6-10 gam betaglucan (chất xơ hoà tan) hàng ngày như chế độ ăn ít chất béo.
Để giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: sử dụng sản phẩm giày chất xơ như yến mạch nguyên chất có chứa 25 gam chất xơ hòa tan sử dụng hàng ngày, 38 gam cám yến mạch hoặc 75 gam bột yến mạch khô có chứa khoảng 3 gam betagluc
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh yến mạch bằng chảo cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 09/2023. Cuối cùng chúng ta đã xem xong cách làm bánh yến mạch bằng chảo siêu đơn giản, siêu ngon, đơn giản, hấp dẫn để bạn chế biến và thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. Chúc bạn chọn được các món ngon, hợp khẩu vị của bạn cho bữa ăn tiếp theo!