Cách Làm Bánh Canh Bột Xắt

Bánh canh là món ngon không kén người ăn nên hầu như có mặt ở khắp các vùng miền trên mảnh đất Việt Nam. Đặc biệt, do khẩu vị từng miền khác nhau nên khi thưởng thức món bánh canh ở các địa phương thì bạn sẽ cảm nhận được đặc trưng bánh canh từng vùng. Đặc biệt, ở miền Tây ngoài loại bánh canh thông thường phổ biến nhiều nơi thì vẫn còn một loại bánh canh vô cùng đặc biệt dễ gây nghiện đối với bất kỳ ai.

Món bánh canh này có tên là bánh canh bột xắt bạn nhé. “Bột” ở đây là bột gạo dùng để làm bánh canh, còn “xắt” là từ miền Nam có nghĩa là cắt, thái ở miền Bắc. Như vậy, ngay từ tên gọi là bánh canh bột xắt thì bạn cũng có thể hình dung ra được đây là loại bánh canh mà người nấu làm thủ công và tự tay cắt ra thành từng sợi bánh chứ không mua sẵn loại bánh canh đã được sản xuất bằng máy và bán ngoài chợ.

Bánh canh bột xắt ở Miền Tây có hai loại: Bánh canh bột xắt mặn hay được nấu với tôm hay thịt đặc biệt là thịt vịt xiêm. Nấu với nước cốt dừa béo ngậy.

Còn bánh canh ngọt còn được gọi với cái tên thân thương bánh canh nấu đường thốt nốt. Tuy hay loại có đặc điểm khác nhau về nguyên liệu nhưng lại chung một hình thức là làm từ bột xay do chính bàn tay con người xay ra bằng cối xay bột.

Bạn hãy cùng tôi vào bếp và thử trải nghiệm với hai món bánh canh này nhé

1. Bánh canh bột xắt mặn – Bánh canh thịt vịt xiêm

Nấu bánh canh bột xắt mặn thì dùng thịt vịt là lý tưởng nhất. Mặc dù có nơi cũng dùng thịt heo, gà, tôm, cua nhưng không có gì qua được thịt vịt và huyết vịt. Do đó, món bánh canh bột xắt thịt vịt ở miền Tây luôn bán đắt hàng. Vịt ở đây phải là vịt xiêm chứ không phải các loại vịt trắng, vịt cỏ khác bởi vịt xiêm là loại vịt có thịt rất ngon, không hôi lông, không nhiều mỡ, độ dai của thịt cũng vừa đạt chuẩn.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Cách Làm Bánh Trung Thu Dẻo Nhân đậu Xanh Dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo: Món bánh canh đúng chất miền Tây là phải làm từ gạo ngâm mềm và xay, sau đó cho bột vào túi vải dày, cột chặt miệng lại và nén để được phần bột vừa tay nặn, muốn nhanh hơn thì dùng bột gạo khô đóng gói sẵn. Nếu dùng gạo ngâm thì dùng nửa kg gạo, nếu dùng bột gạo khô thì 300gr.
  • Vịt xiêm: 2 ký (Nên chọn vịt xiêm mái thịt sẽ nhiều và ngon hơn).
  • 1 trái dừa khô
  • 50gr bột mì tinh ( bột năng )
  • 1 củ gừng lớn, hành lá, tỏi, tiêu, nước mắm, gia vị thông thường.

Sơ chế nguyên liệu

  • Nếu dùng gạo ngâm thì ngâm ít nhất là bạn phải ngâm 4 tiếng cho gạo mềm, khi mình dùng tay bóp thử một hạt gạo thì gãy nát là được.Rồi dùng cối xay bột. Xay xong cho bột vào túi vải rồi buộc lại, nén chặt trong 1 đến 2 tiếng để nước bên trong rỉ ra ngoài hết, còn lại lớp bột mịn vừa nặn là được. Nếu lỡ nén lâu làm bột khô quá thì từ từ cho vào chút nước lọc rồi nhào nặn cho vừa tay.
  • Với bột gạo sẵn có thì trộn với ít bột năng cho nước ấm vào nhào, đến khi bột nặn vừa tay là được không nhão quá cũng không khô quá.
  • Nếu vịt xiêm tự làm tại nhà thì chị em nên làm thêm phần huyết nếp cho món ăn thêm hấp dẫn.Trước khi cắt tiết vịt chị em nên chuẩn bị ít nếp ngâm mềm rồi rang cho vàng đều. Sau đó cho vào tô rồi cho chút nước mắm ngon, chút tiêu xay, chút hành lá cắt nhuyễn vào tô trộn đều. Sau đó cắt tiết vịt vào.
  • Phần thân vịt làm sạch lông, bóp qua hỗn hợp rượu, muối và miếng gừng đập dập rồi xả lại cho sạch cho bớt mùi hôi. Sau đó băm nhuyễn ra một phần, một phần để nguyên thái thành miếng vừa ăn. Tất cả nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Dừa khô nạo vắt nước cốt nhất và nước cốt dảo.
  • Hành lá, hành tím tỏi băm nhuyễn, gừng thái sợi.
Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Công Thức Làm Bánh Trứng Nướng

Các bước thực hiện nấu món canh canh vịt xiêm

Bước 1: Đầu tiên bắt cái chảo bỏ dầu ăn vào cho tỏi, hành băm phi thơm. Sau đó cho vịt thái miếng vào, kế tiếp cho thịt vịt băm nhuyễn vào nêm nếm lại cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp.

Phần huyết nếp cho vào tô nếp vừa làm và đánh đều rồi đem hấp cách thủy đến khi nếp chín là đã có món huyết nếp ngon rồi. (Lưu ý là lượng nếp cho vào vừa đủ để tiết ngập xâm xấp nếp, không nên cho nhiều quá sẽ khiến cho nếp khô và bở).

Bước 2: Cho phần nước cốt dừa dảo và một 300ml nước lọc vào một cái nồi to bắt lên bếp, chờ nước sôi, ta xắt bột bánh canh vào.

Bước 3: Các bạn dùng chai thủy tinh tròn rồi nặn từ ít bột vào thân chai. Nếu không dùng tay để nặn đều thì các bạn có thể rắc ít bột mì tinh lên thớt rồi cho chai lên lăn nhẹ cho bột bám đều vào chai sao không quá dày cũng không quá mỏng, rồi cầm phía trên nồi nước cốt dừa đang sôi, nhanh tay dùng dao cắt bột ra từng cọng nhỏ tầm vừa ăn cho vào nồi, tiếp tục thực hiện thao tác cho đến khi hết bột. Khi cắt nên thường xuyên đảo đều để bột không bị dính đít nồi.

Bước 4: Khi cọng bánh canh trong nồi trong và chín thì cho thịt vịt xiêm đã chấy lúc nãy vào cùng với huyết nếp, bắt đầu nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó,nếu các bạn thích có thể cho thêm nước cốt nhất vào nồi bánh lúc này. Cho thêm hành lá cắt nhuyễn và chúng ta đã hoàn thành phần căn bản của món ăn rồi. (Tùy vào sở thích của từng người mà để phần thịt vịt chặt xong vào đĩa riêng hay cho thịt vịt trở lại nồi bánh canh cho sôi trở lại rồi tắt bếp cho miếng thịt vịt đậm đà và nóng hơn).

Bước 5: Món bánh canh thịt vịt được ăn cùng nước mắm gừng sẽ hấp dẫn hơn, hay nước mắm trong thêm vài lát ớt nhé (tùy thích).

Bước 6: Múc tô bánh canh ra, rắc lên ít tiêu, ít hành sấy, ít hành và thưởng thức hương vị Miền Tây nhé.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Cách Làm Bánh Cuốn Ngon

Sợi bánh canh deo dẻo, miếng huyết nếp béo ăn cùng với thịt vịt dai không ngán vì có nước chấm chua chua, cay nồng, rắc thêm một tí hành phi, tỏi phi, nhúm rau lên trên. Những ngày mưa phùn ở Tây Nam Bộ, một tô bánh canh bột xắt luôn là món được săn lùng số một.

2. Bánh canh ngọt – bánh canh đường thốt nốt

Bánh canh ngọt là món ăn quen thuộc ở các chợ ở miền Nam, là món ăn vặt yêu thích của cả người già và em nhỏ. Nó mang trong mình nét đặc trưng của ẩm thực Nam bộ: ngọt, nhiều nước dừa, có đường thốt nốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo ( bột gạo xay hay bột gạo sẵn có ngoài siêu thị cũng được tùy thích.
  • Bột năng
  • Đường thốt nốt
  • 1 trái dừa khô
  • 100 gr mè
  • lá dứa
  • 1 ống va ni

Sơ chế nguyên liệu

  • Nếu dùng gạo ngâm thì ngâm ít nhất là bạn phải ngâm 4 tiếng cho gạo mềm, khi mình dùng tay bóp thử một hạt gạo thì gãy nát là được.Rồi dùng cối xay bột. Xay xong cho bột vào túi vải rồi buộc lại, nén chặt trong 1 đến 2 tiếng để nước bên trong rỉ ra ngoài hết, còn lại lớp bột mịn vừa nặn là được. Nếu lỡ nén lâu làm bột khô quá thì từ từ cho vào chút nước lọc rồi nhào nặn cho vừa tay.
  • Với bột gạo sẵn có thì trộn với ít bột năng cho nước ấm vào nhào, đến khi bột nặn vừa tay là được không nhão quá cũng không khô quá.
  • Dừa nạo lấy nước cốt nhất và nước cốt dừa dảo.
  • Mè rang vàng.

Các bước thực hiện

Bước 1: Bắt nồi nước cốt dừa dảo và 300 ml nước lọc lên bếp bỏ đường thốt nốt vào, tùy thích mà cho số lượng đường ít đường nhiều, nấu cho sôi lên hớt bọt cho lá dừa nguyên cây bó lại vào (cho bánh canh thơm).

Bước 2: Nắn bột vào chai thủy tinh rồi thái nhanh tay vào nồi nước đường đang sôi, thái cho đến khi hết bột. Sau đó thấy bột trong và chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn, nhớ dần chút muối. Sau đó, đổ nước cốt dừa nhất vào rồi quậy đều rồi tắt bếp.

Bước 3: Sau khi bánh canh nóng múc vào tô bỏ mè rang vào và thưởng thức.

Hi vọng với 2 cách nấu bánh canh này sẽ đem lại món ăn vặt cho gia đình bạn, nếu thấy hữu ích chia sẻ bài viết cho mình nhé.