Bánh ăn dặm là món ăn yêu thích của trẻ trong giai đoạn mới tập ăn bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài việc mua bánh từ các thương hiệu nổi tiếng, cha mẹ có thể học cách làm bánh ăn dặm cho bé ngay tại nhà mà vẫn đảm bảo dưỡng chất.
1Bánh ăn dặm là gì?
Bánh ăn dặm thường được chế biến từ các loại bột như ngũ cốc yến mạch, bột mì, bột ngô và các loại rau củ, hoa quả tươi,…Bánh cũng có nhiều hình thù khác nhau như thanh dài, miếng vuông, hình ngôi sao, bông hoa giúp bé dễ dàng cầm nắm khi mới tập ăn.
Bánh ăn dặm thường tơi xốp và dễ tan trong miệng, giúp bé thích thú, ăn ngon mà không sợ bị hóc, nghẹn.
Bánh ăn dặm thường tơi xốp, dễ tan trong miệng làm bé thích thú. Nguồn ảnh Internet.
2Lợi ích khi làm bánh ăn dặm cho bé
Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ
Bánh ăn dặm được làm từ bột ngũ cốc, hoa quả, rau củ,…nên có rất nhiều chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi cha mẹ tìm hiểu cách làm bánh ăn dặm cho bé thì chúng ta có thể thêm gia vị như cá, rong biển,…giúp bổ sung canxi hữu cơ cho con.
Những dưỡng chất này đặc biệt cần thiết cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu mọc răng, khung xương phát triển nhanh chóng, hệ tiêu hoá cũng đang dần hoàn thiện.
Việc bổ sung chất xơ, vitamin, canxi,…từ bánh ăn dặm giúp trẻ tăng chiều cao và đảm bảo hệ xương chắc khoẻ.
Luyện tập cho bé kỹ năng nhai, nuốt
Suốt 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ được làm quen với việc uống sữa, thưởng thức vị ngọt của sữa mẹ hay sữa công thức. Chính vì vậy, khi bắt đầu ăn dặm, trẻ vô cùng thích thú với các món ăn mới, đặc biệt là bánh ăn dặm.
Ăn bánh giúp bé rèn luyện kỹ năng cắn, nhai, nuốt đồ ăn đặc. Trường hợp chưa mọc răng, bé vẫn có thể ăn bánh ăn dặm như bình thường. Lúc này lợi của bé đã cứng cáp do chân răng đã hình thành.
Hơn thế nữa, các cách làm bánh ăn dặm cho bé thường từ bột mì nên dễ tan trong miệng, trẻ không sợ bị hóc, nghẹn.
Kích thích vị giác của trẻ phát triển
Có rất nhiều cách làm bánh ăn dặm cho bé với nhiều hình thù, màu sắc và gia vị khác nhau làm trẻ thích thú và ăn ngon miệng hơn. Từ đó, vị giác của trẻ phát triển, bé ăn tốt hơn và cân nặng cũng được cải thiện đáng kể.
Kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá
Khi ăn bánh ăn dặm, dạ dày của trẻ sẽ co bóp liên tục để tiêu hoá bánh. Các dưỡng chất cũng dễ dàng được cơ thể trẻ hấp thụ.
Ngoài ra, các cách làm bánh ăn dặm cho bé giúp bổ sung chất xơ trong bánh, góp phần cân bằng axit trong dạ dày của trẻ, giảm tình trạng táo bón, tiêu chảy,…
Tiết kiệm thời gian chế biến bữa phụ của mẹ
Dạ dày của trẻ lúc này còn nhỏ nên các bữa ăn thường được chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng. Khi đó, bánh ăn dặm trở thành vị cứu tinh cho cha mẹ bận rộn bởi tính tiện dụng, nhanh chóng.
Cha mẹ sẽ có những cách làm bánh ăn dặm cho bé nhanh gọn và không cần kỳ công chuẩn bị cháo, bột ăn dặm từ sáng sớm cho mỗi chuyến đi chơi xa.
Bánh ăn dặm giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nguồn ảnh: Internet.
3Thời điểm thích hợp cho bé dùng bánh ăn dặm
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu ăn dặm các món mềm như cháo, bột, bánh ăn dặm,…
Sữa mẹ lúc này chỉ đáp ứng được vai trò bảo vệ hệ miễn dịch chứ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Hơn nữa, trẻ bắt đầu phát triển nhiều kỹ năng mới nên cần nhiều năng lượng hơn trước.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý đến thời điểm cho bé ăn bánh ăn dặm như sau:
- Không nên cho bé ăn bánh ăn dặm vào buổi tối muộn vì có thể giấc ngủ và sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng.
- Không nên lạm dụng bánh ăn dặm. Sử dụng bánh ăn dặm vào các bữa phụ, xen kẽ với các bữa chính.
- Cha mẹ nên lựa chọn cẩn thận các loại bánh ăn dặm cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
4Có những loại bánh ăn dặm nào?
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như bánh ăn dặm Gerber, bánh ăn dặm Pigeon, bánh ăn dặm Heinz, bánh ăn dặm Nestle,…Tuy nhiên, các món ăn dặm do cha mẹ tự làm cho trẻ là lựa chọn phù hợp nhất.
Sau khi tìm hiểu các cách làm bánh ăn dặm cho bé, cha mẹ có thể chủ động thay đổi khẩu vị món ăn, sáng tạo thêm nhiều hình thù thú vị để hấp dẫn trẻ.
5Những lưu ý trong cách làm bánh ăn dặm cho bé
Khi chọn cách làm bánh ăn dặm cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số nội dung sau:
Làm bánh ăn dặm cho bé phù hợp với độ tuổi
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chọn cách làm bánh ăn dặm cho bé sao cho bánh có kích thước nhỏ, mềm, xốp. Nếu trẻ lớn hơn, kỹ năng nhai đã tốt, cha mẹ có thể sáng tạo món bánh ăn dặm to và cứng hơn cho trẻ.
Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong bánh ăn dặm
Các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, đạm hoặc vitamin A, B, C, E,…đặc biệt quan trọng và cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, khi nghiên cứu cách làm bánh ăn dặm cho bé, cha mẹ nên lựa chọn những nguyên liệu sạch, đa dạng giá trị dinh dưỡng.
Sau đây AVAKids sẽ gửi tới các bạn hướng dẫn những cách làm bánh ăn dặm cho bé tại nhà, vừa giàu dưỡng chất, vừa dễ thực hiện. Cùng xem ở phần tiếp theo bạn nhé.
6Gợi ý những cách làm bánh ăn dặm cho bé bổ dưỡng, dễ làm
Bánh ăn dặm: Chuối hấp nước cốt dừa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bột ngô: 7 thìa
- Chuối chín: 2-3 trái
- Nước cốt dừa: 100ml
Cách thực hiện:
- Trộn đều hỗn hợp: Chuối chín đã xay nhuyễn, bột bắp rây mịn, nước cốt dừa.
- Trải đều hỗn hợp ra khay mỏng hoặc chia thành từng phần nhỏ. Cho vào nồi hấp khoảng 15 phút cho đến khi bánh chín (có thể lấy tăm tre để thử bánh).
Độ tuổi phù hợp: Trẻ 4 – 6 tháng tuổi.
Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa cho bé. Nguồn ảnh: Internet.
Bánh ăn dặm: Yến mạch, mè đen, hạt quinoa mix chuối
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Yến mạch: 6 thìa
- Mè đen: ½ thìa
- Hạt quinoa: ½ thìa
- Bột mì: 2 thìa
- Chuối chín: 1-2 quả
- Lòng đỏ trứng gà: 1 chiếc
Cách thực hiện:
- Ngâm bột yến mạch với nước lạnh trong khoảng 30 phút, vớt ra để ráo nước.
- Hạt quinoa và mè đen cho vào nước, đun sôi ở lửa nhỏ cho đến khi chín đều.
- Cho hỗn hợp trên cùng yến mạch, chuối xay nhuyễn, bột mì, lòng đỏ trứng gà. Trộn đều đến khi được hỗn hợp bột đồng nhất.
- Làm nóng chảo chống dính, thêm một chút dầu ăn và chiên bột cho đến khi vàng ruộm, có mùi thơm nức.
Độ tuổi phù hợp: Trẻ 4 – 6 tháng tuổi.
Bánh ăn dặm yến mạch, mè đen cho bé. Nguồn từ Google
Bánh ăn dặm: Tôm, bí đỏ chiên yến mạch
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bí đỏ: 70 gram
- Yến mạch: 30 gram
- Tôm tươi bóc vỏ: 4 con
- Trứng gà ta: 1 quả
Cách thực hiện:
- Bí đỏ hấp chín hoặc xay nhuyễn. Yến mạch ngâm nước lạnh khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Khi bí đỏ còn nóng, trộn yến mạch cùng với bí đỏ và để nguội trong 15 phút.
- Tôm hấp chín sau đó băm nhỏ.
- Trộn đều hỗn hợp bí đỏ, yến mạch, tôm băm cùng với trứng gà. Thêm một chút rau mùi ta hoặc hành tươi để bánh thơm hơn.
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, dùng thìa xúc bột thành từng chiếc bánh nhỏ. Đun lửa vừa cho đến khi bánh chín sau đó giảm lửa để bánh vàng đều hai mặt.
Độ tuổi phù hợp: Trẻ 6 tháng – 1 tuổi.
Bánh ăn dặm tôm, bí đỏ chiên yến mạch. Nguồn ảnh: Internet
Bánh ăn dặm: Bí ngô, cá hồi cùng với hạt chia
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hạt chia: 5 gram
- Bí ngô: 80 gram
- Bột mì đa dụng: 30 gram
- Cá hồi: 1 lát
- Bơ lạt hoặc dầu hạt cải
- Lòng đỏ trứng gà: 1 chiếc
Cách thực hiện:
- Bí đỏ hấp chín sau đó xay nhuyễn.
- Hấp cá hồi sau đó chia thành từng miếng nhỏ.
- Trộn đều hỗn hợp bột mì, hạt chia, trứng. Sau đó cho cá hồi, bí đỏ xay vào cùng, đảo đều để thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, đổ một thìa hỗn hợp vào chảo. Đun lửa vừa cho đến khi bánh chín sau đó giảm lửa để bánh vàng đều hai mặt. Cha mẹ cũng có thể đổ hình bánh ăn dặm bằng các khuôn hình ngộ nghĩnh.
Độ tuổi phù hợp: Trẻ 6 tháng – 1 tuổi.
7Đôi lời từ AVAKids
Những món ăn dặm do cha mẹ tự làm không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn thể hiện tình cảm, sự yêu thương dành cho trẻ. Hi vọng với bài chia sẻ chi tiết của AVAKids hôm nay, cha mẹ đã có những cách làm bánh ăn dặm cho bé vừa giàu dưỡng chất, vừa dễ thực hiện tại nhà. Hãy cùng bắt tay vào làm ngay cha mẹ nhé!
Thu Đinh tổng hợp